Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Cầu nguyện với LCTX, thứ 5 đầu tháng Bảy-2015

LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
"Hỡi con, con hãy vững tin, tội con được tha rồi" (Mt 9,2)
Nhờ tôi cầu nguyện, và nhờ Đức Tin Thiên Chúa ban cho tôi, tôi nhận thấy điều xấu mà tôi đã làm không chỉ làm tổn thương người khác, mà còn chống lại Thiên Chúa tốt lành, Đâng yêu thương tôi và đáng được tôi yêu mến.
 Khi tôi tin vào Đức Kitô, tôi nhận thấy rằng tôi đã làm tổn thương Ngài bằng tội lỗi, và làm Ngài đau khổ quá đỗi.  Nhưng liệu pháp còn lớn hơn: Lòng Chúa Thương Xót.
Khám phá được Đức Kitô là tình yêu và lòng thương xót sẽ khiến người ta rơi lệ vì đau buồn và biết ơn.  Khi người ta có được “kinh nghiệm hoán cải” thì sẽ ăn năn và vui mừng đón nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa.
Tôi mong cho mọi người, nhất là bạn bè và gia đình tôi – những người chưa nhận biết Đức Kitô, sẽ trở về tin vào Ngài và đón nhận lòng thương xót mà Ngài luôn mong muốn trao ban cho họ.
(Trích đoạn từ một bài trên mạng)

Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xin cho con lãnh nhận được Ơn Cứu Độ của Chúa khi con biết lánh xa tội lỗi và biết mở rộng tâm hồn để đón nhận Chúa, vì Lòng thương xót của Chúa, vì con biết Chúa thương xót kẻ có tội và hay tha thứ. 

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

CHỨNG TỪ VÀ VIỆC RAO GIẢNG



Một vị tuyên uý quân đội người Mỹ vừa giảng một bài cho các binh sĩ Mỹ trong một thánh lễ tại một giáo đường ở Châu Âu.  Chủ đề của bài giảng là: “Hãy tự hào về đức tin công giáo của bạn; Đừng xấu hổ khi phải công khai tuyên xưng nó.” 

Sau thánh lễ, một lính thủy do rất xúc động vì bài giảng đã chận vị tuyên uý ngay trước cửa giáo đường và hỏi; “Thưa cha, cha có bằng lòng nghe con xưng tội không?”  Vị tuyên uý trả lời: “Tôi rất sung sướng được nghe anh xưng tội.”  Thế là chàng lính thủy quì ngay xuống lối đi bên cạnh ngay trước giáo đường.  Vị tuyên uý vội nói; “Đừng quì gối kẻo thiên hạ nhìn kìa!”  Chàng lính thủy đáp lại: “Kệ họ, thưa cha, cứ để họ nhìn, con hãnh diện về đức tin của con.”

Tinh thần làm chứng nhân của anh lính thủy quả là hơi “quá” nhiệt tình, nhưng chắc chắn anh đã có một ý nghĩ đúng đắn.  Trong bài đọc thứ nhất hôm nay, Chúa Giêsu bảo các môn đệ “Các ngươi sẽ làm chứng cho Ta đến tận cùng trái đất.”  Lệnh truyền của Chúa Giêsu bao hàm tất cả chúng ta, qua Bí Tích Rửa tội, Thêm sức, tất cả chúng ta đều được kêu gọi làm chứng nhân cho Chúa Giêsu.  Nhưng Bí tích Rửa tội và Thêm sức còn đòi hỏi chúng ta đi xa hơn, chúng yêu cầu chúng ta nhiều hơn nữa.  Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu nói: “Hãy công bố Tin Mừng cho mọi tạo vật.”  Đó cũng là điều mà tất cả chúng ta phải thi hành.

Việc công bố Tin Mừng về Chúa Giêsu không dành riêng cho các linh mục hay các tu sĩ.  Đó là bổn phận mà tất cả chúng ta đều phải thực hiện sau khi đã nhận lãnh phép Rửa tội và Thêm sức.  Điều này gợi lên một vấn nạn: Một người trung bình có thể rao giảng như thế nào về Chúa Giêsu trong thế giới hôm nay?

Tôi xin chia sẻ với quí vị câu chuyện nói về cách thế mà một người đã dùng để trả lời cho câu hỏi ấy.

Ruddell Norris là một chàng trai cần mẫn.  Chỉ tội chàng ta nhút nhát.  Nói chuyện với kẻ khác chàng đã thấy là khó khăn rồi, huống chi phải bàn chuyện tôn giáo với họ.  Thế rồi một ngày kia chàng nảy ra một ý kiến.  Ruddell đọc sách khá nhiều và chàng biết có nhiều cuốn sách nói về đức tin công giáo.  Vì vậy chàng quyết định dành riêng một phần tiền tiết kiệm hàng tuần để mua những cuốn sách ấy.  Ruddel để những cuốn sách ấy ở những nơi mà chàng nghĩ người ta thường cầm chúng lên đọc.  Chẳng hạn, ở những phòng chờ đợi và tiếp khách.

Một hôm, một thiếu phụ vốn là bạn của gia đình chàng kể cho cha mẹ chàng biết cô ấy đã trở lại đạo thế nào và chồng cô đã trở về với Giáo hội thế nào.  Cô nói: “Tất cả bắt đầu do một quyển sách nhỏ mà tôi đã tìm thấy tại phòng chờ đợi ở bệnh viện.”  Anh chị em có thể tưởng tượng được chàng trai đã phấn khởi biết bao khi biết được tầm ảnh hưỏng mà chỉ một trong những tập sách nhỏ của chàng đã tạo ra.
Câu chuyện của Ruddell Morris nhấn mạnh một điều quan trọng trong việc công bố Tin Mừng:  Có nhiều cách để công bố Tin Mừng.  Chúng ta có thể công bố một cách trực tiếp như Ruddell đã làm.  Hoặc “công bố” một cách gián tiếp, chẳng hạn bằng lời cầu nguyện hoặc giúp đỡ tài chính cho các hoạt động truyền giáo của Giáo hội.

Lễ Thăng Thiên là một trong những lễ quan trọng nhất của toàn năm phụng vụ.  Đó chính là lý do khiến chúng ta mừng lễ Thăng Thiên với hình ảnh chuyền gậy từ vận động viên này tới vận động viên khác trong một số cuộc chạy đua tiếp sức.

Cũng ngay này, cách đây hơn 2000 năm, Đức Giêsu đã chuyền chiếc gậy tượng trưng công việc của Ngài cho các môn đệ để các môn đệ tiếp tục chuyền đi.  Chúng ta có thể tiếp tục công việc ấy bằng cách làm chứng cho đức tin của mình như anh lính thủy kia đã làm và công bố đức tin ấy cho kẻ khác như Ruddell đã làm.  Đây là một trách nhiệm hai mặt mà lễ Thăng Thiên đặt ra cho chúng ta.  Mỗi người chúng ta phải chu toàn trách nhiệm này theo cách thức mà Chúa Thánh Thần linh ứng cho từng người.

Để kết thúc, chúng ta hãy nhắc lại những lời Đức Giêsu truyền dạy cho các môn đệ Ngài trong bài giảng trên núi.  Chúng có một ý nghĩa đặc biệt đối với chúng ta trong ánh sáng của ngày lễ hôm nay.

Các con là muối ướp cho mọi người, nếu muối nhạt, thì chẳng còn cách gì làm cho nó mặn lại được, nó trở thành vô dụng, chỉ còn nước ném ra ngoài cho người ta chà đạp lên nó.
Các con là ánh sáng cho toàn thế giới, là một thành phố xây trên một ngọn đồi nên không thể giấu được….
Cũng thế, ánh sáng các con phải sáng lên trước mặt thiên hạ để họ nhìn xem những việc thiện các con làm mà ngợi khen Cha các con ở trên trời” (Mt 5: 13-16)
Cha Mark Link, S.J.

Suy niệm:-“Hãy công bố Tin Mừng cho mọi tạo vật.”  
                -“Hãy tự hào về đức tin công giáo của bạn; Đừng xấu hổ khi phải công khai tuyên xưng nó.” 
                -“Các con là muối ướp cho mọi người,"
                -"Các con là ánh sáng cho toàn thế giới,"

Lạy Chúa, xin cho con được sống trong đức tin mãnh liệt, xin cho con có đủ khôn ngoan để rao giảng Lời Chúa cách hữu hiệu, amen 

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

HẠNH PHÚC TỪ VIỆC BÁC ÁI NHỎ


Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên "người bạn của sinh viên" vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh.
Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.
Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: "Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi không tìm thấy đôi giày."
Vị giáo sư ngăn lại: "Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãv đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao."

Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.

Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền. Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày. Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một mòn quà đúng lúc cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.

Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: "Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?" Người thanh niên trả lời: "Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: "Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về".

Câu chuyện trên cho chúng ta nhớ lại các giới răn Chúa dạy.
Cầu nguyện: xin cho con biết vị tha và đem lại hạnh phúc cho kẻ khác, amen. 

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

TRUYỀN GIÁO TRONG HIỆN TẠI



Các bài Phúc Âm từ ngày Thứ Ba này đến ngày Thứ Năm tuần 3 thường niên đều nói về việc nghe Lời Chúa và loan báo Tin Mừng cho mọi người. Ý tưởng mỗi ngày một tiến thêm:
- Thứ Ba (Mc 3,31-35): đề cao những người nghe Lời Chúa.
- Thứ Tư (Mc 4,1-20): Nghe Lời Chúa chưa đủ, còn phải sống Lời Chúa nữa.
- Thứ Năm (Mc 4,21-25): Và còn phải loan báo Lời Chúa cho những người khác.

Qua việc viếng thăm mục vụ cùa ĐHY- Tổng trưởng Bộ loan báo Tin Mừng cho các dân tộc- đến VN vừa qua, con thấy có nhiều sự kiện lien quan đến việc Truyền giáo tại VN chúng ta hôm nay.

Bài tin mừng nói về dụ ngôn cái đèn và đấu đong: Mc 4, 21-25 : 

21 :" Người nói với các ông: chẳng lẽ đem đèn tới để đặt dưới cái thùng hay dưới gàm giường..
24:" ..anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng đong đấu ấy cho anh em, và còn cho anh em hơn nữa

Xưa kia chính Chúa rao giảng Tin mừng, sau đến các tông đồ,và các vị thừa sai. Đến nay đến lượt chúng ta -đã là những Kitô hữu- phải có trách nhiệm rao giảng Tin Mừng bằng mọi hình thức có thể tùy khả năng..
ĐHY có dặn: "Nay, việc truyền giào cần làm ngay tại các Giáo hội địa phương."

Do đó phần chúng ta-MVTT, chúng ta hãy cố gắng làm PR cho Chúa vời hết tâm tình và khả năng để đem Ánh sáng Phúc âm chiếu tỏ trên mạng truyền thông của chúng ta.

Trong bài phỏng vấn ĐHY Fermamdo Filoni   (http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20150127/29302)

Ngài đã nói: Điều này cũng là nhân cách tiêu biểu của các tín hữu Việt Nam, họ cảm thấy rất gần gũi và kính mến các linh mục, các giám mục, và hiển nhiên là trong trường hợp này, đối với Tổng trưởng Bộ Truyền giáo, và nhất là họ có một lòng quí mến sâu đậm đối với Đức Thánh Cha như nhiều lần họ bày tỏ. Vì thế, đó thực là một Giáo Hội hết sức sinh động, dấn thân, ngày qua ngày đáp ứng được những mong đợi, cả về mặt xã hội và nhân bản của đất nước. Tôi phải nói rằng đối với tôi, Việt Nam là một sự khám phá, mặc dù tôi đã có nhiều dịp được biết và đọc. Tôi cũng muốn nói lên một sự đánh giá cao về những gì đã và đang được Giáo Hội tại Việt Nam thực hiện.

Cầu nguyện: 
Lạy Chúa Giêsu, Chúa là ánh sáng thật. Chúa đã đến thế gian để diệt trừ tối tăm, tội lỗi. Xin cho con tiếp nhận ánh sáng Chúa, và biết cách đem ánh sáng ấy để chiếu rọi vào nhiều nơi cỏn tối tăm trong mạng truyền thông rất nguy hiểm hiện nay. Xin cho con làm tròn bổn phận truyền thông trong Gx con. Xin cho co biết thực thi chù đề của GP trong cuộc gặp gỡ với ĐHY -Bộ trưởng Bộ Truyền Giáo là: "Chúng ta hãy đi ra ( bằng phương tiện của mình) để cống hiến cho mọi người sự sống của Đức Giêsu Kitô". Amen


Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

CẦU NGUYỆN CÙNG THÁNH PHAO LÔ



Lễ mừng kính Thánh Phao Lô ngã ngựa, còn có nghĩa là Thánh Phao Lô trỏ lại


(Theo bài giảng cùa ĐC Giuse Vũ Duy Thống)

Hình ảnh đó là một biến cố quan trọng phân chia cuộc đời ngài ra làm hai nửa đời theo hai hướng đối nghịch nhau, nhưng cùng làm nên một cuộc đời có tội lỗi và ân sủng, có yếu đuối và sức mạnh, đồng thời cũng có thất bại và thành công.

Hai nửa đời ấy dường như hội tụ lại trong hình ảnh thánh Phaolô ngã ngựa hôm nay.

Nửa đời trước:
 là “Saolô” với một câu hỏi “tại sao?      
 là một người Biệt phái chính cống,
 là một Saolô mù quáng hận thù,
 là một Saolô kiêu căng tin vào sức mạnh của con người, đang xây dựng những mưu đồ tiến thân của mình,...
Nửa đời sau 
  Là “Phaolô” đã trở thành chiếc phao cứu tử cho cả linh hồn ngài gặp trên đường truyền giáo, 
  Là một vị tông đồ thông minh uyên bác, vô cùng nhiệt thành với tình yêu Thiên Chúa, như ngài thú nhận “Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng tôi”. 
  Đời sau lại trở thành một người hăng say can đảm tuyên xưng niềm tin của mình vào Chúa Kitô mà ông đã bách hại trước đó, bất kể ánh nhìn e dè nghi ngại của những Kitô hữu và bất kể sự nguy hại tính mạng do những người bạn biệt phái cũ của ông.
 Là một Phaolô bị quật ngã biết mình yếu đuối, nên chỉ tin vào sức mạnh của Thiên Chúa, đang gieo bước hân hoan trong ý hướng hiến thân phụng sự Thiên Chúa bất kể những đau khổ mình phải chịu:         “Tôi có thể làm mọi sự trong Đấng là sức mạnh tôi”.

Tóm lại, biến cố ngã ngựa là một tổng hợp tiêu biểu cho cuộc đời thánh Phao Lô. Nó nói lên sự thất bại của mưu đồ con ngườixác định sự thành công trong ý hướng Thiên Chúa.

Suy niệm:
Nhìn lại cuộc đời mình, biết đâu con cũng gặp nhan nhản những cú “ngã ngựa”. Có những cú ngã ngựa trong đời sống thiêng liêng liên hệ với Chúa; có những cú ngã ngựa trong đời sống tình cảm liên hệ với tha nhân; có những cú ngã ngựa trong đời sống chiến đấu nội tâm; và cũng có những cú ngã ngựa đau điếng trong đời sống xác thân bên ngoài như công ăn việc làm, học hành, danh dự, tình yêu, tương lai, hạnh phúc, sức khỏe…

Cầu nguyện:

Xin cho con đừng nhìn “ngã ngựa” chỉ như một thất bại để rồi cuốn theo thất vọng quỵ ngã không gượng dậy được, mà hãy nhìn “ngã ngựa” như một thất bại làm điều kiện cho một thành công lớn hơn trong ơn thánh. Lạy Chúa Chúa Giêsu, sự Hy sinh của Chúa trên thập giá là một thất bại đau đớn trước mặt trần thế, nhưng lại là một thành công trong chiến thắng cứu độ vinh quang. Và cú “ngã ngựa” của thánh Phaolô hôm nay là một thất bại chấm dứt quãng đời săn bắt Kitô hữu, nhưng lại là một thành công mở đầu cuộc sống lên đường truyền giáo của vị tông đồ.

Lạy Chúa, xin chỉ cho con biết tín thác vào Chúa để tìm sức mạnh đứng lên trong ánh sáng niềm tin. Nếu “ngã ngựa” là điều không thể tránh được, xin cho con luôn sẵn sàng để biết đứng dậy. Amen.