Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Chiếc áo dự tiệc cưới

Lời Chúa: Mt 22,1-14


1 Ðức Giêsu lại dùng dụ ngôn mà nói với họ rằng: 2 Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình. 3 Nhà vua sai đầy tớ đi thỉnh các quan khách đã được mời trước, xin họ đến dự tiệc cưới, nhưng họ không chịu đến. 4 Nhà vua lại sai những đầy tớ khác đi, và dặn họ: "Hãy thưa với quan khách đã được mời rằng: Này cỗ bàn, ta đã dọn xong, bò tơ và thú béo đã hạ rồi, mọi sự đã sẵn. Mời quý vị đến dự tiệc cưới!" 5 Nhưng quan khách không thèm đếm xỉa tới, lại bỏ đi: kẻ thì đi thăm trại, người thì đi buôn, 6 còn những kẻ khác lại bắt các đây tớ của vua mà sỉ nhục và giết chết. 7 Nhà vua liền nổi cơn thịnh nộ, sai quân đi tru diệt bọn sát nhân ấy và thiêu hủy thành phố của chúng. 8 Rồi nhà vua bảo đầy tớ: "Tiệc cưới đã sẵn sàng rồi, mà những kẻ đã được mời lại không xứng đáng. 9 Vậy các ngươi đi ra các nẻo đường, gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới". 10 Ðầy tớ liền đi ra các nẻo đường, gặp ai, bất luận xấu tốt, cũng tập hợp cả lại, nên phòng tiệc cưới đã đầy thực khách.

11 "Bấy giờ nhà vua tiến vào quan sát khách dự tiệc, thấy ở đó có một người không mặc y phục lễ cưới, 12 mới hỏi người ấy: "Này bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ cưới?" Người ấy câm miệng không nói được gì. 13 Bấy giờ, nhà vua bảo những người phục dịch: "Trói chân tay nó lại, quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng! 14 Vì kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít"

Suy niệm: qua bài Tin Mừng theo Thánh Matthêu trên diễn tả:

1-Lòng yêu thương vô bờ của Chúa: Mt 22,1-3

2-Lòng nhẫn nại của Chúa: Mt22,4-6

3-Trừng phạt những kẻ không sống theo giới răn của Chúa: Mt22,7-14

Chiếc áo tốt đẹp nhất của người dự tiệc Thiên Chúa chính là sống như Ðức Kitô, như lời Thánh Phaolô nói: "Anh em hãy mặc lấy con người mới" (Ep 4,24), "Hãy mặc lấy Ðức Kitô" (Gl 3,27)

Cầu nguyện: Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Galát: "Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Ðức Kitô sống trong tôi"
-Chúng ta hãy mặc chiếc áo cưới tượng trưng cho thiện chí muốn có một cuộc sống mới xứng đáng với Chúa hơn: sống lương thiện, quãng đại, công bình và bác ái. Đó chính là chiếc áo mà con cần mặc khi tham dự bàn tiệc Nước Trời vậy. Amen.

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

SỰ TƯƠNG QUAN BỀN CHẶT




Trích đoạn một câu chuyện như sau:

Câu chuyện Cây Biết Cho Đi (của tác giả Shel Silverstein viết vào thập niên sáu mươi, nói về tương quan giữa một cậu bé và cái cây.) Xin tóm lược như sau:

Lúc còn nhỏ, cuộc sống của cậu bé được quây quần bên một cái cây và cậu rất hài lòng, và cây rất thương cậu bé. Cây rất thương mến cậu bé và cho cậu những gì cậu đòi hỏi, từ quả ngọt..và cuối cùng hy sinh cả thân cây cho cậu làm xuồng...
Ngày qua tháng lại, cây ngày nào bây giờ chỉ còn lại gốc, nhưng nó vẫn đứng chờ cậu bé ngày xưa. Sau một thời gian dài, cậu bé ngày nào bây giờ đã trở thành một ông lão gần đất xa trời và trở về bên cây.
Cậu không còn muốn gì nữa nhưng chỉ muốn có một chỗ để được nghỉ ngơi. Cây bây giờ chỉ còn lại gốc, vươn mình ngồi dậy và nói với cậu bé, “Lại đây con trai, ngồi và nghỉ ngơi.” Thế là cậu bé ngồi trên gốc cây và nghỉ ngơi. Cây rất vui khi nó có thể cho cậu những gì cậu cần, và bây giờ nó được ở bên cậu và cậu được ở bên nó như thuở nào.
Trong câu chuyện trên, ta thấy giống hình ảnh của một tương quan quen thuộc giữa con người với Thiên Chúa. Cây tượng trưng cho Chúa Giêsu đang ngự trong ngôi thánh đường luôn giang tay chờ đón tất cả các con cái của Ngài, và mỗi một người chúng ta là cậu bé nọ. Vì nhiều lúc ta xa Chúa khi ta sung sướng, thành đạt và bận rộn. Có khi ta lại chạy đến xin Chúa ban ơn.
Điều mỗi người chúng ta cần ghi nhớ là không có gì có thể tách ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa. Vì thế, chúng ta nên xin ơn để sống trọn và trở lại bên Chúa Giêsu, người luôn mong đợi ta từng giây phút, vì tình yêu Ngài dành cho ta là một tình yêu chân thật vĩnh viễn.
Cầu nguyện: xin cho chúng con luôn biết đến với Chúa Giêsu qua cầu nguyện và các phép Bí Tích thường xuyên hơn. Chúng con xin ơn để được nhớ đến Ngài khi mọi người như muốn bỏ rơi chúng con và biết vững tin để xin những điều cần thiết, không chỉ cho phần xác nhưng còn cho phần hồn nữa. Hãy đặt niềm tin trong Đấng đã cho chúng ta tất cả, vì đó là điều mà Chúa Giêsu mong đợi khi Ngài nói: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa không?” (Luca 18:8).

SỰ TƯƠNG QUAN BỀN CHẶT

Trích đoạn một câu chuyện như sau:

Câu chuyện Cây Biết Cho Đi (của tác giả Shel Silverstein viết vào thập niên sáu mươi, nói về tương quan giữa một cậu bé và cái cây.) Xin tóm lược như sau:

Lúc còn nhỏ, cuộc sống của cậu bé được quây quần bên một cái cây và cậu rất hài lòng, và cây rất thương cậu bé. Cây rất thương mến cậu bé và cho cậu những gì cậu đòi hỏi, từ quả ngọt..và cuối cùng hy sinh cả thân cây cho cậu làm xuồng...
Ngày qua tháng lại, cây ngày nào bây giờ chỉ còn lại gốc, nhưng nó vẫn đứng chờ cậu bé ngày xưa. Sau một thời gian dài, cậu bé ngày nào bây giờ đã trở thành một ông lão gần đất xa trời và trở về bên cây.
Cậu không còn muốn gì nữa nhưng chỉ muốn có một chỗ để được nghỉ ngơi. Cây bây giờ chỉ còn lại gốc, vươn mình ngồi dậy và nói với cậu bé, “Lại đây con trai, ngồi và nghỉ ngơi.” Thế là cậu bé ngồi trên gốc cây và nghỉ ngơi. Cây rất vui khi nó có thể cho cậu những gì cậu cần, và bây giờ nó được ở bên cậu và cậu được ở bên nó như thuở nào.
Trong câu chuyện trên, ta thấy giống hình ảnh của một tương quan quen thuộc giữa con người với Thiên Chúa. Cây tượng trưng cho Chúa Giêsu đang ngự trong ngôi thánh đường luôn giang tay chờ đón tất cả các con cái của Ngài, và mỗi một người chúng ta là cậu bé nọ. Vì nhiều lúc ta xa Chúa khi ta sung sướng, thành đạt và bận rộn. Có khi ta lại chạy đến xin Chúa ban ơn.
Điều mỗi người chúng ta cần ghi nhớ là không có gì có thể tách ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa. Vì thế, chúng ta nên xin ơn để sống trọn và trở lại bên Chúa Giêsu, người luôn mong đợi ta từng giây phút, vì tình yêu Ngài dành cho ta là một tình yêu chân thật vĩnh viễn.
Cầu nguyện: xin cho chúng con luôn biết đến với Chúa Giêsu qua cầu nguyện và các phép Bí Tích thường xuyên hơn. Chúng con xin ơn để được nhớ đến Ngài khi mọi người như muốn bỏ rơi chúng con và biết vững tin để xin những điều cần thiết, không chỉ cho phần xác nhưng còn cho phần hồn nữa. Hãy đặt niềm tin trong Đấng đã cho chúng ta tất cả, vì đó là điều mà Chúa Giêsu mong đợi khi Ngài nói: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa không?” (Luca 18:8).

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

TIN TƯỞNG CẬY TRÔNG

Lời Chúa:

Lc 11,5-13
9 "Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. 10 Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. 11 Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó? 12 Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp? 13 Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?"

Suy niệm: trong dụ ngôn trên: Lc 11,10 - Chúa đã dạy chúng con biết lòng bao dung và độ lượng của Chúa. Vì nếu chúng con có lòng cậy trông tuyệt đối, kiên trì cầu xin nhưng phải có thái độ ra sao thì Chúa mới ân ban, hay xin điều gì có hợp lý không? chúng con có biết là Chúa se ban điều lành mà chúng con lại có những nhu cầu khác ngoài ý muốn của Chúa.

Càu nguyện: Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn kiên trì khi cầu nguyện. Xin giúp chúng con luôn biết cầu xin cho ý Chúa được thể hiện trong mọi việc và trong đời sống của chúng con, hơn là làm theo ý riêng chúng con. Amen.

Suy niệm theo chuỗi Mân Côi-5 sự thương

Đức Maria phải chứng kiến cái chết nhục nhã của Chúa Giêsu trên thập giá. Còn gì buồn hơn khi mẹ mất con. Còn gì đau đớn hơn khi mẹ thấy con chết đau đớn, tủi nhục giữa tuổi thanh xuân. Ở đây ta cũng nhớ lại tổ phụ Abraham. Để thử thách ông, Thiên Chúa đã truyền cho ông sát tế Isaác, đứa con trai duy nhất. Đức Maria cũng được mời gọi hy sinh người con duy nhất của mình. Đau đớn hơn tổ phụ Abraham vì Đức Maria phải chứng kiến hy lễ đó hoàn tất. Khi mọi người trốn chạy, chối bỏ Chúa Giêsu, Đức Maria vẫn ở lại dưới chân cây thập giá đau nỗi đau của Chúa Giêsu, nhục nỗi nhục của Chúa Giêsu. Và khi Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng thì Đức Maria như bị mất tất cả, bị tước đoạt tất cả những gì yêu quý nhất. Đứng dưới chân thánh giá, Đức Maria trở nên một người nghèo nhất. Mẹ chẳng còn gì cho riêng mình. Chẳng còn điểm tựa nào để bám víu, Mẹ chỉ còn biết phó thác trông cậy vào Thiên Chúa.
Như vậy Thiên Chúa đã dẫn đưa Đức Maria từ bỏ chương trình riêng tư, từ bỏ chính mình, từ bỏ những gì thân thiết nhất của mình, để đi vào chương trình của Thiên Chúa, để trọn vẹn phó thác cho Thiên Chúa.
Ngày nay khi lần chuỗi Mân Côi là ta ôn lại hành trình đức tin của Mẹ. Hành trình đầy thử thách gian khổ nhưng cũng đầy chiến thắng vinh quang.
Cầu nguyện: Lạy Mẹ Maria, xin cho con biết noi gương Mẹ, biết từ bỏ ý riêng mình để thực hiện ý Thiên Chúa. Xin giúp con can đảm vượt qua mọi thử thách và giữ vững niềm tin tưởng phó thác trong tay Chúa.

Suy niệm theo Chuỗi Mân Côi

Đức Maria bị dứt lìa khỏi Chúa Giêsu. Niềm vui và hạnh phúc của người mẹ là đứa con, nhất là con một. Con là tất cả của mẹ. Con quý giá hơn chính mạng sống của mẹ. Tách con ra khỏi mẹ khác nào lấy gươm đâm vào tim mẹ. Thế mà Chúa Giêsu đã tách lìa Đức Maria rất sớm. Phúc Âm ghi lại hai lần Chúa Giêsu từ chối Đức Mẹ.
Lần thứ nhất: ( Lc 2,46) Khi Chúa Giêsu lên 12 tuổi, cả nhà đi lên Giêrusalem dự lễ. Tan lễ, Chúa Giêsu đã tự tiện ở lại, để thánh Giuse và Đức Maria đi tìm mất ba ngày. Trong ba ngày đó, Đức Maria đã trải qua biết bao lo âu, sợ hãi, đau đớn, cực nhọc. Vậy mà khi gặp cha mẹ, Chúa Giêsu đã nói: “Cha mẹ tìm con làm gì. Cha mẹ không biết con phải lo việc cho Cha con ư?” Lời này khiến cho Đức Maria buồn phiền không ít vì thấy đứa con từ nay thoát khỏi vòng tay của Mẹ.
Lần thứ hai: Khi Chúa Giêsu đi rao giảng, Đức Maria và mấy người bà con đến tìm Chúa Giêsu. Nhưng Chúa Giêsu không ra tiếp, lại còn nói những lời như chối từ liên hệ huyết thống:
“Kẻ nghe lời Cha ta và thực hành, người ấy là anh chị em và là Mẹ ta”.
Những lời nói và thái độ của Chúa Giêsu như thế chắc chắn khiến cho Đức Maria buồn phiền. Nhưng những lời nói và thái độ ấy cũng giúp thanh luyện Đức Maria khỏi những tình cảm riêng tư, những liên hệ sinh học tự nhiên để bước vào tình yêu rộng lớn của Thiên Chúa và tạo lập những dây liên hệ siêu nhiên với Ngài.
Cầu nguyện: Xin Chúa cho chúng con giữ nghĩa cùng Chúa luôn - (như trong 2 cuộc thử thách trên với Mẹ) - trong các vấn nạn trắc trở thường gặp trong cuộc đời mình.

Suy niệm về chuỗi Mân côi

Suy niệm về chuỗi Mân côi



Thiên Chúa càng thử thách để Mẹ lại càng được tinh luyện:
Thiên Chúa gửi đến cho Đức Mẹ nhiều đau khổ. Vì nhận lời làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Đức Maria phải gánh chịu nhiều đau khổ: 


Thứ nhất là bị Giuse nghi ngờ: Nhưng vững tin vào Thiên Chúa, Đức Maria đã để mặc Thiên Chúa lo liệu dàn xếp mọi chuyện. Ngài chỉ biết cúi đầu, thinh lặng vâng phục và phó thác.
Thứ hai là Đức Maria đã sinh hạ Chúa Giêsu trong cảnh cơ bần: ( Lc 2,6-7) không nhà cửa, không giường chiếu, không mùng mền. Thiếu thốn mọi phương tiện. Chung số phận với súc vật.
Thứ ba là bị vua Hêrôđê tìm giết nên phải trốn sang Ai Cập. Con trẻ sơ sinh yếu ớt. Sản phụ chưa được nghỉ ngơi lại sức đã phải đi lên đường trốn chạy. Tuy nhiên, nỗi cực nhọc phần xác không sánh được với nỗi đau đớn trong tâm hồn: Tại sao lại mang lấy thân phận tội đồ? Tại sao lại bị người đời thù ghét, săn đuổi?
Đối diện với những đau đớn ấy, chắc chắn niềm tin của Đức Maria phải lung lay, nghi hoặc: Con Thiên Chúa mà phải chịu nghèo khổ, khốn cùng đến thế sao? Tuy có chao đảo, nhưng Đức Maria vẫn phó thác và tin tưởng vào Thiên Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Mẹ mến yêu, mẹ nhận được nhiều thử thách để làm gương cho chúng con học hỏi nơi Mẹ sự vâng phục Thiên Chúa. Xin Mẹ dạy cho chúng con hiểu biết những điều Chúa cần buộc nơi chúng con với Thánh Ý để được hoàn thiện, trong sạch. Amen.

Thiên Chúa càng thử thách để Mẹ lại càng được tinh luyện:
Thiên Chúa gửi đến cho Đức Mẹ nhiều đau khổ. Vì nhận lời làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Đức Maria phải gánh chịu nhiều đau khổ: 


Thứ nhất là bị Giuse nghi ngờ: Nhưng vững tin vào Thiên Chúa, Đức Maria đã để mặc Thiên Chúa lo liệu dàn xếp mọi chuyện. Ngài chỉ biết cúi đầu, thinh lặng vâng phục và phó thác.
Thứ hai là Đức Maria đã sinh hạ Chúa Giêsu trong cảnh cơ bần: ( Lc 2,6-7) không nhà cửa, không giường chiếu, không mùng mền. Thiếu thốn mọi phương tiện. Chung số phận với súc vật.
Thứ ba là bị vua Hêrôđê tìm giết nên phải trốn sang Ai Cập. Con trẻ sơ sinh yếu ớt. Sản phụ chưa được nghỉ ngơi lại sức đã phải đi lên đường trốn chạy. Tuy nhiên, nỗi cực nhọc phần xác không sánh được với nỗi đau đớn trong tâm hồn: Tại sao lại mang lấy thân phận tội đồ? Tại sao lại bị người đời thù ghét, săn đuổi?
Đối diện với những đau đớn ấy, chắc chắn niềm tin của Đức Maria phải lung lay, nghi hoặc: Con Thiên Chúa mà phải chịu nghèo khổ, khốn cùng đến thế sao? Tuy có chao đảo, nhưng Đức Maria vẫn phó thác và tin tưởng vào Thiên Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Mẹ mến yêu, mẹ nhận được nhiều thử thách để làm gương cho chúng con học hỏi nơi Mẹ sự vâng phục Thiên Chúa. Xin Mẹ dạy cho chúng con hiểu biết những điều Chúa cần buộc nơi chúng con với Thánh Ý để được hoàn thiện, trong sạch. Amen.

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Suy niệm theo chuỗi Mân Côi

Cuộc đời Mẹ Maria cũng đã được Chúa thử thách và tinh luyện. Trong chuỗi mầu nhiệm 5 sự vui, thứ nhất:

Thiên Chúa mời gọi Mẹ bỏ chương trình riêng để sống theo chương trình của Thiên Chúa.   Lc1,38

 Maria, một thôn nữ bình dị sống thầm lặng trong một làng quê nhỏ bé.  Cô muốn cuộc đời mãi mãi bình thản êm xuôi như thế.  Nhưng Thiên Chúa đã đến khuấy động đời cô.  Khi đề nghị Maria làm mẹ, Thiên Chúa đã mở ra trước mặt cô một lý tưởng cao đẹp, nhưng cũng đầy gian khổ chông gai.  Maria đã ngoan ngoãn thưa “Xin vâng.”  Lời thưa “xin vâng” của Maria làm ta nhớ đến tổ phụ Abraham.  Như Abraham đã từ bỏ quê hương, gia đình đi vào một tương lai bấp bênh theo tiếng Chúa mời gọi, Maria cũng đã từ bỏ chương trình riêng trong nếp sống bình dị, để đi vào chương trình của Thiên Chúa trong một tương lai bất ổn, hoàn toàn phó thác vào Thiên Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Mẹ yêu mến, con thấy Mẹ lúc ấy chắc là như bị một tiếng sét giáng xuống, nhưng vì Mẹ quá vững tâm nên rất bình tĩnh mà Xin Vâng một cách tin yêu và phó thác vào Chúa tuyệt đối. Thái độ này của Mẹ là một sự chọn lựa hoàn hảo có một không hai. Con kính yêu và bái phục, và mang ơn Mẹ  vì thái độ này